image banner
  ĐĂNG NHẬP  
Quỳ Hợp: Bí thư chi bộ mẫu mực, tiên phong trong vận động chị em phụ nữ dân tộc thiểu số thay đổi “nếp nghĩ cách làm”

Trưởng thành từ một Bí Thư Đoàn Thanh niên xã, trải qua nhiều chức vụ khác của Đoàn thể cấp xã ông luôn gần gũi nhân dân, được dân tin yêu, kính trọng. Trở về với đời sống đời thường sau nhiều năm cống hiến ông được nhân dân tin tưởng bầu giữ chức vụ Bí thư Chi bộ từ năn 2019 đến nay.

Tâm sự với chúng tôi, Bí thư chi bộ Thanh Trợ cho hay: Để tuyên truyền, vận động bà con trong bản nghe và làm theo mình, trước hết mình phải sống tốt, gương mẫu đi đầu trong các cuộc vận động, phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”. Ông đặc biệt quan tâm các phong trào do Hội phụ nữ phát động, bởi theo ông người phụ nữ đồng bào Dân tộc thiểu số tại các bản làng nghèo như quê ông còn gặp nhiều hạn chế về kiến thức, về nhận thức, về những quan điểm cổ hủ nó đã ăn sâu, bám rễ. Chính vì thế các phong trào, cuộc vận động như: xây dựng gia đình “5 không 5 sạch”, “5 có 3 sạch”, “tiết kiệm bản thân dành phần người khó”; đặc biệt nằm trong khuôn khổ Dự 8 “thực hiện bình đặng giới và giải quyết nhũng vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, Ông luôn đồng hành cùng phong trào phụ nữ, cùng chung tay nhằm  thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nhằm xóa bỏ các hủ tục lạc hậu đã và đang tồn tại trong suy nghĩ, trong cách làm, cách nghĩ, trong lối sống, sinh hoạt của của bà con nơi đây.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, cái nghèo cứ đeo bám lấy bản làng của ông. Kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, chủ yếu là tự cung tự cấp. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước nhằm ưu tiên phát triển văn hóa, xã hội đã được ưu tiên các các vùng sâu, vùng khó khăn như bản làng của ông. Tuy nhiên để bà con đặc biệt là chị em phụ nữ tiếp cận và thực hiện các chính sách đó là cả một quá trình gian nan mà đòi hởi những người cán bộ thôn bản như Ông phải làm tốt công tác dân vận, phải hiểu được suy nghĩ của người dân và dành nhiều thời gian tuyên truyền vận động.

Ông nói: muốn bản làng đi lên trước tiên phải có con chữ, các cháu phải được học hành, được cắp sách đến trường. Tuy nhiên người dân nơi đây vẫn quan niệm “con gái học hành ít thôi, học lắm rồi cũng đi lấy chồng”. Nhiều cháu gái đang độ tuổi mới lớn, cái tuổi hồn nhiên vô tư trong sáng nhất thì bỏ học theo cha ngày ngày lên nương, hái măng, đốn củi. Rồi cho đi làm công tại các công ty xa nhà, xa vòng tay cha mẹ khi chưa được trang bị về mọi mặt như kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự chăm sóc và bảo vệ mình,….cũng từ đó mà tình trạng kết hôn sớm ngày càng gia tăng. Các cháu kết hôn khi còn quá non trẻ, chưa có đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản. Cuộc sống như một vòng luẩn quẩn của cái nghèo, nhiều cặp vợ chồng trẻ tan vỡ hôn nhân, những người phải gánh hậu quả là các bậc làm cha, làm mẹ bởi nuôi con rồi giờ phải nuôi cả cháu. Nhìn thấu cảnh khó, muốn tuyên truyền vận động được bà con thì trước hết bản thân mình phải thực hiện đúng. Ông quan niệm các con của ông phải được học hành đến nơi đến chốn. Muốn thành người có ích cho xã hội trước tiên phải có kiến thức, có cái nghề để tự nuôi sống bản thân, rồi lo cho gia đình. Gia đình hạnh phúc vững vàng về kinh tế thì mới góp phần xây dựng quê hương ngày một đi lên. Ông có 3 người con, con trai cả của ông sau khi tốt ngiệp lớp 12 ông cho theo học nghề lái máy xúc, giờ đã có thu nhập ồn định. Con gái thứ hai của ông là giáo viên trường Tiểu học Châu Thành. Con trai út nhập ngũ làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương đất nước sau khi tốt nghiệp THPT, hoàn thành nghĩa vụ quân sự chàng thanh niên trẻ quyết định đi xuất khẩu lao động. Cả 3 người con của ông ai cũng có thu nhập ổn định. Không còn phải lo cho con cái nữa ông dành nhiều thời gian để phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng, hiện tại ông đang phát triển mô hình nuôi lươn tại nhà, nuôi cá, phát triển mô hình chăn nuôi lợn đen và dành nhiều thời gian công tác xã hội, cho bản mường.

Anh-tin-bai

 Bí thư chi bộ đam mê bảo tồn các loại nhạc cụ dân tộc Thái

Ông Trợ cho hay ở cái bản nghèo khó này đối tượng cần được quan tâm và tạo điều kiện nhiều nhất đó chính là phụ nữ và trẻ em gái. Nhiều cái hủ tục lạc hậu chính là rào cạn để người phụ nữ được tham gia các phong trào và hoạt động xã hội. Với vai trò là một Bí thư chi bộ, ông đặc biệt quan tâm đến phong trào của hội phụ nữ. Ông luôn đồng hành và ủng hộ các phong trào của Hội phụ nữ. Ông tâm sự rằng, trước đây để tổ chức một cuộc sinh hoạt chi hội rất khó, lên loa kêu gọi cũng chỉ được một vài chị em đến dự sinh hoạt. Công tác vận động chị em tham gia các phong trào của Hội như: vệ sinh đường làng ngõ xóm, cuộc vận xây dựng gia đình “5 không 3 sạch”, các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, dân vũ,…lại càng khó bởi mới sáng sớm các chị em đã vào rừng làm nương làm rẫy đến tối mịt mới về. Và buổi tối để tham gia sinh hoạt thì bị chồng, gia đình chồng cấm cản. Nhiều Cán bộ Chi hội cũng nản lòng bỏ cuộc vì không thể tuyên truyền vận động chị em tham gia sinh hoạt, có những thời điểm trong một năm đã phải kiện toàn thay thế đến 3 chi hội trưởng phụ nữ. Nhận thức rõ vai trò của tổ chức Hội phụ nữ là rất cần thiết trong công tác tuyên truyền vận động phụ nữ, là khâu nối để tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với chị em phụ nữ. Ông Trợ đã vận động em gái ông là bà Lô Thị Lương đảm nhận vai trò chi hội trưởng phụ nữ. Dù rất khó khăn nhưng ông và em gái (chi hội trưởng phụ nữ) đến từng nhà vận động chị em tham gia sinh hoạt, gặp gỡ và nói chuyện, Ông Trợ phân tích sự cần thiết khi chị em tham gia sinh hoạt cộng đồng. Vận động các ông chồng tạo điều kiện cho vợ con tham gia sinh hoạt cùng như các hoạt động của Hội phụ nữ. Vào các dịp cuối tuần ông kêu gọi chị em tham gia dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, để tạo không khí rộn ràng trước tiên ông kêu gọi toàn bộ con, cháu trong dòng họ, gia đình tiên phong giữ gìn vệ sinh chung. Giao chi hội phụ nữ tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề, tại các buổi sinh hoạt chi hội Ông đều tham gia đầy đủ. Với vốn văn hóa, văn nghệ  dân gian sẵn có ông thường xuyên đóng góp các tiết mục văn nghệ là các làn điệu lăm Xuối, Nhuôn, Sáo, Khèn bè,… đã tạo không khí vui tươi, rộn ràng cho các buổi sinh hoạt hoạt. Mưa dầm thấm lâu, các chị em phụ nữ trong bản bắt đầu nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối cộng đồng và xã hội, chị em bắt đầu bước ra khỏi cái rào cạn của gia đình, cái tự ty của bản thân để tham gia sinh hoạt, tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ,…

Phong trào của Hội phụ nữ càng rõ nét hơn khi có Dự án 8 “Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I, từ năm 2021 - 2025 nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đẳng giới tại các xã có ấp đặc biệt khó khăn. Ông Trợ cho hay, bản chúng tôi rất vui khi có Dự án về đã có rất nhiều hoạt động, các cuộc tuyên truyền, truyền thông rất ý nghĩa và thiết thực nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm….cho bà con Dân tộc thiểu số, đặc biệt các chị em phụ nữ. Không chỉ có vậy, từ khi có Dự án 8, Hội LHPN huyện đã tổ chức rất nhiều cuộc tập huấn cho đội ngũ cán bộ các ban, ngành, đoàn thể cấp xóm bản, điều này đã góp nâng cao năng lực, kiến thức cho các cán bộ thôn bản từ cách tư duy, đến suy nghĩ và hành động, đặc biệt là hiểu được ý nghĩa thiết thực, tầm quan trọng của Dự án 8 đối với bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Anh-tin-bai

 Ông Trợ (người đội mũ trắng) luôn tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn do Hội LHPN huyện tổ chức

Từ năm 2021 khi có Dự án 8, ông Trợ đã đồng hành cùng chi hội phụ nữ tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền. Tổ chức ra mắt Tổ truyền thông cộng đồng tại xóm với 9 thành viên và chính Ông đảm nhận vai trò là Tổ trưởng. Tổ truyền thông do Ông phụ trách đã luôn chú trọng hoạt động tuyên truyền, vận động mọi người thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ; thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Nhiều chị em phụ nữ không dám lên tiếng khi bị bạo lực gia đình, nhiều chị em có thai nhung không chịu đến trạm y tế để khám thai, không chịu đi nghe tư vấn chăm sóc sức khỏe. Và rất nhiều cháu nhỏ ốm đau không được thăm khám chữa bệnh, tình trạng suy dinh dương ngày càng gia tăng. Vẫn còn tình trạng trọng nam khinh nữ. Đặc biệt là nhiều chị em phụ nữ sống phụ thuộc không mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu, làm chủ cuộc sống của mình, các cháu học sinh bỏ học và kết hôn sớm, tảo hôn, hôn nhân, cận huyết…Hiểu rõ được nhưng hạn chế, các định kiến, các phong tục lạc hậu nó còn tồn tại, ăn sâu trong tiềm thức của người dân nơi đây Ông và các thành viên của Tổ truyền thông cộng đồng đã xác định các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết. Xác định nội dung, hình thức truyền thông phù hợp với địa phương qua đó xây dựng kế hoạch và Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông theo kế hoạch. Ông cùng các thành viên trong Tổ đã tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em gái nói riêng để kịp thời phản ánh với Ban điều hành Tổ về các vấn đề phát hiện ở địa bàn.

Với vai trò là Tổ trưởng tổ truyền thông ông Trợ đã luôn tích cực tham gia đóng góp các ý kiến, đề xuất giải pháp trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch của Tổ. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, các buổi họp giao ban, thực hiện các hoạt động truyền thông theo phân công. Luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, hỗ trợ, hợp tác với các thành viên trong Tổ để củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ. Ông Trợ quan niệm là một bí thư Chi bộ - Tổ trưởng tổ truyền thông cộng đồng muốn bà con nghe theo mình  thì trước tiên mình phải làm gương, luôn chủ động học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để hoàn thành các nhiệm vụ được phân công.

Anh-tin-bai

 Hội ý kế hoạch hoạt động của các thành viên Tổ truyền thông cộng đồng

Ông chia sẻ, lúc đầu cũng khi đi tuyên truyền vận động có người nói không nghe, thường xuyên tụ tập uống rượu, ăn ở mất vệ sinh, nhưng với biện pháp “mưa dầm thấm lâu”, nhiều lần tới nhà trò chuyện, phân tích đúng sai, động viên chăm chỉ làm ăn, nuôi dạy con tốt, chăm lo đời sống kinh tế gia đình nên dần dà họ hiểu, nghe và làm theo, từ bỏ những thói quen xấu.

Tại các cuộc họp dân, Ông phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, các văn bản pháp luật cho nhân dân hiểu và làm theo. Ông thường xuyên tới từng hộ gia đình tuyên truyền, vận động bà con thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt hương ước, quy ước của xóm bản.

Xóm195 hộ, 875 nhân khẩu, với 100% là đồng bào dân tộc Thái. Nhờ chịu khó làm ăn, chi tiêu tiết kiệm nên thu nhập của bà con ngày càng được nâng lên. Đến nay, xóm không còn gia đình nào ở nhà tạm; số hộ nghèo giảm còn 42 hộ so với 5 năm trước (98 hộ); số hộ có mức sống từ trung bình trở lên và số hộ khá, giàu tăng đáng kể so với các năm trước đây. Diện mạo khu dân cư khang trang, sạch sẽ; đường làng ngõ xóm với 99% được bê tông hóa. Không còn tình trạng chuồng trại chăn nuôi gần bên nhà ở, nhà nào cũng làm hàng rào, trồng hoa, cây cảnh, rau xanh đẹp mắt.

Anh-tin-bai

 Chị em phụ nữ quét dọn đường làng ngõ xóm

Với sự nỗ lực và quyết tâm cao, Ông và Tổ truyền thông cộng đồng xóm Tiến Thành đã đi vào hoạt động ổn định và hiệu quả cao. Tổ đã tổ chức hòa giải thành công 4 cặp vợ chồng trẻ trong xóm có ý định ly hôn. Vận động chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ tham gia nghe tư vấn sức khỏe sinh sản và chăm sóc khỏe cho trẻ nhỏ tại trạm y tế. Tình trạng phụ nữ tự sinh con ở nhà đã không còn. Trẻ em đều được cắp sách đến trường, tính đến nay trong bản đã không còn tình trạng trẻ em bỏ học. Không còn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Trong xóm cũng thành lập được các Câu lạc bộ như: Câu Lạc bộ (CLB) không sinh con thứ ba, CLB phòng chống bạo lực gia đình thu hút rất nhiều nam giới tham gia; CLB phụ nữ với pháp luật.

Từ những kết quả và uy tín của mình, dân làng đến học tập ông về cách làm ăn, ông không ngần ngại bày vẽ cho bà con về nếp nghĩ, cách làm trong sản xuất, chăn nuôi, nhiều gia đình học tập kinh nghiệm ở ông về áp dụng cho gia đình mình đạt kết quả cao. Từ đó, uy tín của ông ngày càng được nâng cao, Nhân dân trong làng càng thêm tin yêu, mến phục. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc vận động, tuyên truyền bà con dân làng và con cháu ra sức thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế để xoá đói giảm nghèo, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện tốt Hương ước, quy ước ở khu dân cư. Xây dựng nếp sống văn minh - Gia đình văn hoá, giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Công lao đóng góp của ông, đã góp phần tạo điều kiện cho đời sống của nhân dân ngày một  nâng cao. Tuy tuổi đã cao, nhưng ông luôn mong muốn cống hiến nhiều hơn để đem lại lợi ích cho người dân và tham gia công tác xã hội.

Về với bản nhỏ trong một ngày mưa gió, chứng kiến buổi sinh hoạt chi hội thật ấm áp tình người. Chị em tham gia đông đủ hòa mình vào các điệu dân vũ, Lăm Xuối, Lăm Nhuôn, ai cũng vui vẻ và phấn khởi trong trạng phục của đồng bào dân tộc Thái tôi rất xúc động. Khi được hỏi lý do để tham gia sinh hoạt ngày hôm nay chị em mạnh dạn chia sẻ “tham gia để được giao lưu văn hóa văn nghệ và được nghe các kiến thức bổ ích về chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình và con cái”.

Anh-tin-bai

 Chị em phụ nữ rạng rỡ, tự tin với trang phục truyền thống

Ông Lô Thanh Trợ, một Bí thư chi bộ mẫu mực, một nghệ nhân rất yêu bản làng, luôn trăn trở, chăm lo cho đời sống của bà con nhân dân và đặc biệt là ông vô cùng tâm huyết với việc gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc Thái. Ông  cũng là một tấm gương sáng về người con dân tộc luôn biết ơn Đảng, Bác Hồ kính yêu, luôn trung thành con đường cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và Nhân dân ta đã chọn, luôn phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc và vận động nhân dân chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng quê hương giàu đẹp và tiến bộ.

Với nhiều đóng góp tích cực cho cộng đồng, ông Lô Thanh Trợ đã được nhiều cấp, ngành khen thưởng như: Giấy khen của Chủ tịch UBND huyện “Đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa giai đoạn 2000 - 2015 và năm 2022, 2023. Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Châu Thành về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ các năm 2021, 2022, 2023 và nhiều giấy khen của các ban, ngành, đoàn thể khác.

Thanh Hương - Hội LHPN huyện Quỳ Hợp 

 

 

 

 

 

 

 

    

THÔNG BÁO
VIDEO - CLIP
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1