1. Hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ phụ nữ, hội
viên, cán bộ Hội thực hiện các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng người
phụ nữ Nghệ An thời đại mới: Có tri thức, đạo đức, sức khỏe, có khát vọng vươn
lên, có trách nhiệm với bản thân, gia đình và tổ quốc”
* Nội dung “Có tri thức”
- Hàng năm, 100% Hội Phụ nữ cấp huyện, cơ
sở phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo cung cấp kiến thức, kỹ
năng công tác Hội và các kiến thức khác hỗ trợ cán bộ Hội thực hiện tốt nhiệm vụ,
hội viên có kiến thức áp dụng vào thực tiễn cuộc sống góp phần nâng cao hiệu suất,
hiệu quả lao động, sản xuất, kinh doanh.
- 100% cán bộ, hội viên chủ động học tập,
nâng cao kiến thức, kỹ năng đáp ứng được yêu cầu thời đại mới đồng thời lan tỏa
tinh thần học tập đến những người xung quanh.
- 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp sử
dụng thành thạo các phần mềm cơ bản trong công tác Hội.
- Thực hiện chỉ tiêu Chi hội trưởng được tập
huấn nghiệp vụ công tác Hội.
- Thực hiện chỉ tiêu cán bộ, công chức Hội
LHPN cấp tỉnh, cấp huyện được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội
hoặc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm.
- Số Chủ tịch Hội LHPN cấp xã và người được
quy hoạch chức danh Chủ tịch Hội LHPN cấp xã được bồi dưỡng nghiệp vụ công tác
Hội, công tác xã hội.
* Nội dung “Có đạo đức”
- Số cán bộ, hội viên phụ nữ rèn luyện phẩm
chất đạo đức “Tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với đẩy mạnh học tập, làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Số cán bộ, hội viên, phụ nữ được tham gia
các lớp tuyên truyền, nghe nói chuyện chuyên đề, hội thảo... về ý thức giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam;
giữ gìn uy tín cá nhân, là tấm gương tốt trong gia đình và cộng đồng về rèn luyện
đạo đức; ứng xử có văn hoá, phù hợp với các quy tắc đạo đức, quy ước, quy định
của cộng đồng, địa phương, đơn vị, tổ chức.
- Số lượng cán bộ Hội lên kế hoạch học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hàng năm, xác định nội dung
thực hiện trách nhiệm nêu gương trong công tác và đời sống.
* Nội dung “Có sức khỏe”
- 100% cơ sở Hội duy trì thường xuyên ít
nhất 01 loại hình hoạt động để vận động phụ nữ nâng cao kiến thức, trau dồi đạo
đức, rèn luyện sức khỏe.
- Tỷ lệ phụ nữ lựa chọn và thường xuyên tham
gia ít nhất một hình thức văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao phù hợp.
- Tỷ lệ phụ nữ tham gia bảo hiểm y tế.
* Nội dung “Khát vọng vươn lên”
- Hằng năm có ít nhất 01 mô hình thực hiện
dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải
quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ
và trẻ em”; 01 hoạt động hỗ trợ phụ nữ hội nhập quốc tế.
- Số mô hình phát triển kinh tế tập thể tại
địa phương do phụ nữ làm chủ và tham gia quản lý.
- Số phụ nữ được hỗ trợ nâng cao năng lực ứng
dụng công nghệ thông tin, tiếp cận Chính phủ số.
- Các chiến dịch truyền thông xóa bỏ định
kiến và khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường an toàn cho phụ nữ và trẻ em được tổ
chức tại địa phương.
- Số cán bộ nữ được hỗ trợ bồi dưỡng nâng
cao năng lực lãnh đạo, quản lý và kỹ năng lồng ghép giới.
- Số cán bộ, công chức Hội LHPN cấp tỉnh,
cấp huyện được bồi dưỡng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội, công tác xã hội hoặc
bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu theo vị trí việc làm.
- Hội LHPN cấp huyện và cấp xã tham mưu tổ
chức hoặc phối hợp tổ chức hội nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với hội viên,
phụ nữ.
* Nội dung “có trách nhiệm với bản thân,
gia đình và Tổ quốc”
- Số cán bộ, hội viên tự trọng, tự tin, biết
yêu thương, chăm sóc, bảo vệ bản thân; có ý chí, nghị lực vươn lên phát triển mọi
mặt.
- Số cán bộ, hội viên biết tổ chức, sắp xếp
cuộc sống gia đình khoa học; tạo môi trường gia đình bình đẳng, hòa thuận, các
thành viên trong gia đình tôn trọng, trách nhiệm, yêu thương, gắn bó, quan tâm
giúp đỡ nhau trong cuộc sống; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn
minh.
- Số cơ sở Hội đưa việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào nội dung đánh giá công tác hang năm
của cán bộ Hội chuyên trách.
- Thực hiện chỉ tiêu cán bộ, hội viên, phụ
nữ được tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước.
- 100% cơ sở Hội đăng ký và thực hiện ít nhất
01 công trình/phần việc góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
- Hằng năm mỗi cơ sở Hội vận động, hỗ trợ
thêm 05 hộ gia đình đạt tiêu chí “gia đình 5 không, 3 sạch” hoặc “gia đình 5 có
, 3 sạch” (đối với địa bàn xây dựng nông thôn mới nâng cao/kiểu mẫu).
- 100% số cơ sở Hội tổ chức hoạt động trồng,
chăm sóc và bảo vệ cây xanh hoặc các hoạt động phòng chống thiên tai.
- Hội LHPN cấp huyện, cấp xã giám sát ít
nhất 01 chính sách và góp ý ít nhất 01 dự thảo văn bản của cấp ủy, chính quyền.
2. Một số văn bản liên quan đến thực hiện
phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn theo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm
2020
- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 số hiệu
72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền,
nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và
cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ
chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.
Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng
đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân. Trong đó, việc phân loại, lưu giữ, chuyển
giao chất thải rắn sinh hoạt được quy định cụ thể tại Điều 75; thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Điều 77; chi phí thu gom, vận chuyển,
xử lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Điều 79.
- Ngày 30 tháng 7 năm 2024 Ủy ban nhân dân
tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND về việc quy định về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Nghệ An, có hiệu lực từ 01/9/2024.
Trong đó quy định chi tiết việc phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân có liên quan trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh Nghệ An. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.
Một số quy định liên quan đến quản lý, phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh
hoạt như sau:
a. Quy định về quản lý chất thải rắn sinh
hoạt (Quy định tại Điều 3 của Quyết định 26):
- Thực hiện theo các nguyên tắc chung của
pháp luật hiện hành về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Cơ quan, đơn vị, tổ chức, hộ gia đình và
cá nhân có trách nhiệm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chi trả
giá dịch vụ cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật có liên
quan.
- Quản lý chất thải rắn sinh hoạt là trách
nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động phát
sinh chất thải rắn sinh hoạt.
- Hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải
rắn sinh hoạt phải bảo đảm tần suất, thời gian theo đúng quy định.
- Khuyến khích việc xã hội hóa công tác thu
gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, thu hồi năng lượng và xử lý chất thải.
b. Quy định hướng dẫn phân loại, lưu giữ,
chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt (Quy định tại khoản 1 Điều 4), cụ thể:
- Phân loại chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải
rắn sinh hoạt, theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường được
phân loại theo các nhóm sau:
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái
chế;
+ Chất thải thực phẩm;
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác: Bao gồm chất
thải rắn cồng kềnh, chất thải nguy hại và chất thải khác còn lại.
- Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo
quy định tại điểm a khoản này được triển khai theo hướng dẫn về kỹ thuật phân loại
chất thải rắn sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
c. Quy định đối với bao bì chứa, đựng chất
thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại (Quy định tại khoản 2 Điều 4):
- Về màu sắc: Bao bì đựng chất thải tái chế,
tái sử dụng có màu xanh nước biển; bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu xanh lá
cây; bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt khác có màu đen; bao bì đựng chất thải
nguy hại có màu vàng (trong trường hợp thực hiện phân loại riêng chất thải nguy
hại từ chất thải rắn sinh hoạt khác);
- Quy cách, kiểu dáng,
kích thước của bao bì đựng chất thải rắn sinh hoạt: thực hiện theo quyết định của
Ủy ban nhân dân tỉnh khi ban hành quy định về giá dịch vụ thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá
nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đã được phân loại.
d. Phương án chuyển giao
đối với chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại (Quy định tại khoản 3 Điều 4)
- Cơ sở thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện thu gom tại nguồn thải đối với chất thải
rắn sinh hoạt đã được phân loại theo quy định;
- Chủ nguồn thải được lựa
chọn phương án chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại như sau:
+ Đối với chất thải có khả
năng tái sử dụng, tái chế: Chuyển giao tại nguồn thải cho cơ sở thu gom, vận
chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc chuyển giao cho cá nhân, cơ sở thu mua chất
thải có khả năng tái sử dụng, tái chế có chức năng theo quy định của pháp luật;
+ Đối với chất thải rắn cồng
kềnh: Chuyển giao tại nguồn thải cho cơ sở thu gom, vận chuyển hoặc tổ chức vận
chuyển tới trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, khu xử lý chất thải rắn tập
trung theo quy định.
- Căn cứ vào tình hình thực
tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định việc phân loại chất
thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng phương án chuyển giao
trực tiếp từ chủ nguồn thải cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại. Đối
với các địa phương đã có trạm trung chuyển, khuyến khích chủ nguồn thải chuyển
giao chất thải nguy hại cho cơ sở quản lý trạm trung chuyển.
- Chủ nguồn thải thực hiện
chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại cho cơ sở thu gom, vận chuyển,
quản lý trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt, quản lý khu xử lý chất thải
rắn tập trung đảm bảo về thời gian, địa điểm thu gom theo quy định tại Điều 5
Quy định này.
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu,
ban quản lý khu đô thị, nhà chung cư, nhà văn phòng, trong quá trình thiết kế,
xây dựng và vận hành phải bố trí thiết bị, công trình đảm bảo lưu giữ chất thải
rắn sinh hoạt phát sinh từ các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sinh sống,
làm việc tại khu đô thị, nhà chung cư, nhà văn phòng và chuyển giao cho cơ sở thu
gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.
e. Thu gom, vận chuyển chất
thải rắn sinh hoạt (Quy định tại Điều 5) Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp
với cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt và cộng đồng dân cư, đại
diện khu dân cư quy định thời gian, địa điểm, tần suất, tuyến thu gom chất thải
rắn sinh hoạt trên địa bàn và công bố rộng rãi, đồng thời đảm bảo theo các quy
định sau:
- Thực hiện thu gom hằng
ngày đối với các phường thuộc nội thành phố, thị xã; tối thiểu 03 lần/tuần đối
với khu vực thành phố và thị xã, 02 lần/tuần đối với khu vực thị trấn và 03 lần/tháng
đối với khu vực nông thôn;
+ Đối với chất thải rắn cồng
kềnh: Thực hiện thu gom theo nhu cầu và sự thống nhất của chủ nguồn thải với cơ
sở thu gom, vận chuyển; theo thời gian làm việc của trạm trung chuyển chất thải
rắn sinh hoạt, khu xử lý chất thải rắn tập trung;
+ Đối với chất thải nguy
hại: Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom riêng chất thải
nguy hại thì tần suất thực hiện thu gom tối thiểu 01 lần/năm.
- Thời gian, tuyến thu
gom, vận chuyển: Theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường,
Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở thu gom, vận chuyển
chất thải rắn sinh hoạt, cộng đồng dân cư, tổ chức chính trị - xã hội để xác định
và thực hiện.
Ban biên tập