image banner
  ĐĂNG NHẬP  
THÔNG BÁO
VIDEO
Phim hoạt hình hướng dẫn kỹ thuật phân loại CTRSH
  • Thi đua là yêu nước, là trách nhiệm cộng đồng

      Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi thi đua ái quốc. Người chỉ rõ: “Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, gái, trai; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mọi mặt trận”. Và theo Người, thi đua không chỉ làm tăng động lực của người lao động, phát huy năng lực sáng tạo trong quá trình học tập, nghiên cứu, phát triển sản xuất, mà thi đua còn có ý nghĩa thể hiện sức mạnh của tinh thần yêu nước, là động cơ phấn đấu thường xuyên, liên tục của mỗi cá nhân và tập thể trong mọi hoạt động để hướng tới mục tiêu đề ra.

  • Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Anh Sơn trong nửa đầu nhiệm kỳ 2016 – 2021

    Nhiệm vụ “Nâng cao hiệu quả thực chất công tác giám sát, phản biện xã hội, tham mưu đề xuất chính sách, góp phần giải quyết các vấn đề thiết thân của phụ nữ” là một trong những khâu đột phá được Trung ương Hội LHPN Việt Nam xác định nhằm nâng cao vai trò, vị thế của Hội LHPN các cấp; đồng thời thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ. Trong những năm qua Hội LHPN huyện Anh Sơn đã xây dựng, ban hành nhiều kế hoạch, văn bản hướng dẫn, tổ chức các cuộc họp, tập huấn chuyên đề, kỹ năng giám sát, định hướng nội dung thực hiện nhiệm vụ.

  • Nỗ lực ngăn chặn nạn mua bán người

    Kỳ Sơn có 20 xã đặc biệt khó khăn, thị trấn với 194 bản. Trong đó có 11 xã giáp biên, 192 km đường biên giới Việt Lào. Địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn. Dân số hơn 70 nghìn người. Trong đó đồng bào các dân tộc thiểu số chiếm gần 95%; đời sống, trình độ nhận thức của đại đa số nhân dân nhìn chung còn thấp; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận quần chúng chưa cao; tỷ lệ đói nghèo chiếm 50,9%. Có hơn 10 nghìn hội viên phụ nữ, nhiều chị em không biết tiếng phổ thông; tỷ lệ mù chữ, tái mù chữ còn cao, chiếm hơn 10%; tệ nạn xã hội chưa giảm; đặc biệt là tình trạng mua bán người còn nhiều tiềm ẩn phức tạp.Trong 5 năm (từ 2013 – 2018), Công An huyện Kỳ Sơn đã bắt và khởi tố 20 vụ mua bán người, có 36 đối tượng, giải cứu được 27 nạn nhân. Trong đó, phần lớn chị em phụ nữ trên địa bàn huyện bị lừa bán là do nhẹ dạ cả tin, bị kẻ xấu lừa đi lao động lương cao, công việc nhẹ nhàng. Nhiều chị em do chán nản chuyện gia đình, chồng nghiện ma tuý, rượu chè, đi tù, hay đánh đập... nên bỏ đi Trung Quốc lấy chồng. Riêng xã Chiêu Lưu có 60 chị đi lấy chồng ở Trung Quốc thì có 46 chị có chồng nghiện ma túy hoặc đang đi tù. Nhiều chị em tự nguyện đi kiếm tiền lo cho gia đình, nhưng bị lừa bán. Có trường hợp bị bán đi, sau đó trở về được địa phương lại rủ rê người khác đi Trung Quốc. Nhiều trường hợp bố mẹ hoặc chồng tiếp tay cho kẻ xấu nhận tiền của kẻ môi giới cho con đi theo, không khai báo với cơ quan chức năng hoặc bao che cho kẻ xấu, thậm chí khi con mình được giải cứu trở về không muốn tiếp nhận và lại muốn cho đi… Vì vậy làm cho tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ em ngày càng phức tạp, tinh vi dưới nhiều hình thức.

  • Hội LHPN Nghệ An biểu dương, khen thưởng 80 điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực

    Vừa qua, Hội LHPN Nghệ an tổ chức Hội nghị sơ kết 02 năm thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị và biểu dương điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực giai đoạn 2016 - 2018.            Tham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Xuân Sơn - Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đại biểu các sở, ban ngành, UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh Nghệ An; các đại biểu đại diện cho Hội LHPN các huyện, thành, thị, các đơn vị LLVT; đặc biệt là sự có mặt của 80 điển hình tiêu biểu trên các lĩnh vực, đại điện cho trên 500 ngàn cán bộ, hội viên trên địa bàn toàn tỉnh.

  • Hội LHPN thành phố Vinh phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội

     về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội  của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, Hội LHPN thành phố đã tích cực chỉ đạo các cấp Hội thực hiện và đạt kết quả đáng ghi nhận. Giám sát, phản biện xã hội không chỉ thực hiện quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật, mà còn thực hiện chức năng đại diện cho các tầng lớp phụ nữ theo Điều lệ Hội, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam trong tham gia quản lý nhà nước. Xác định rõ vai trò của công tác giám sát, phản biện xã hội nên từ nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi có Quyết định Số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Ban chấp hành trung ương Đảng

  • Công tác giám sát, phản biện xã hội trong các cấp Hội phụ nữ

    Hoạt động giám sát, phản biện xã hội luôn được các cấp Hội phụ nữ quan tâm, đặc biệt từ khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 217 - QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Đây được xem là chủ trương lớn, mang tính đột phá nhằm hiện thực hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; đồng thời cụ thể hóa vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác giám sát và phản biện xã hội, là điều kiện để nâng cao vai trò, vị thế, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, trong đó có vai trò, vị thế hết sức quan trọng của Hội LHPN các cấp.

  • Công tác tuyên truyền, giáo dục của các cấp Hội phụ nữ, thực trạng và giải pháp

         Nguyễn Thị Quỳnh Hoa            PCT Hội LHPN tỉnh Nghệ AnTuyên truyền, giáo dục là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng của Đảng, là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội LHPN. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trong các cấp Hội sẽ góp phần triển khai chủ trương của Đảng, luật pháp, chính sách của Nhà nước đến cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ. Đồng thời nâng cao nhận thức, kỹ năng hành động, bồi dưỡng giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ và điều chỉnh những nhận thức sai lệch cũng như đấu tranh với những quan điểm sai trái trong cuộc sống, thực hiện định hướng và điều chỉnh dư luận xã hội.

  • PHỤ NỮ NGHỆ AN VỚI CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

    Chưa bao giờ người dân quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATP) như lúc này. Trong hầu hết các khâu từ sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm đều có những phát hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dư lượng các chất cấm, độc hại cho người tiêu dùng cao thông qua việc sử dụng các loại hóa chất độc hại phun, tưới, ngâm, tẩm, bơm trực tiếp vào lương thực thực phẩm. Hậu quả về mất vệ sinh an toàn thực phẩm đã hiện hữu. Hàng năm, xảy ra hàng trăm vụ ngộ độc thực phẩm. Riêng Nghệ An năm 2015 đã phát hiện 4.088 cơ sở vi phạm VSATTP  với tổng giá trị thu phạt gần 3 tỷđồng; xẩy ra 6 vụ với 229 người bị ngộ độc thực phẩm, có 03 người tử vong. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các cơ quan truyền thông đồng loạt phanh phui các tổ chức, cá nhân sử dụng các chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi khiến người dân bàng hoàng, lo lắng.

  • Làm lại cuộc đời sau vấp ngã

    Thấy được tác hại, những mảnh đời bị hủy hoại bởi ma túy ,thấy được giá trị cuộc sống khi bản thân bị tước quyền công dân, chị quyết tâm dứt bỏ con đường lầm lỡ và lấy câu chuyện về chính cuộc đời mình làm bằng chứng sống để tuyên truyền vận động cộng đồng tránh xa ma tuý.