image banner
  ĐĂNG NHẬP  
Hội LHPN Nghệ An: Gỡ rào cản văn hóa, mở lối phát triển bền vững cho phụ nữ

- Bà là người luôn sát cánh chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ vùng sâu, vùng xa, theo bà, đâu là những chuyển biến tích cực rõ ràng nhất mà Dự án 8, Chương trình MTQG đã mang lại cho họ?.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa: Sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 8, các cấp Hội đã có nhiều hoạt động can thiệp để thực hiện 9 chỉ tiêu cốt lõi. Các hoạt động đã tập trung vào “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm”, góp phần xóa bỏ dần định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng; góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với phụ nữ, trẻ em vùng DTTS&MN như: Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; vấn đề bạo lực trong gia đình; vấn đề tín dụng không an toàn; vấn đề mua bán người; vấn đề sinh đẻ không an toàn; vấn đề nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ…

Anh-tin-bai

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nghệ An

Chuyển biến tích cực nhất mà các hoạt động Dự án 8 mang lại cho người DTTS&MN đó là: Nhận thức về giới, bình đẳng giới và các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ, trẻ em của cán bộ, Nhân dân trong đó có phụ nữ được nâng lên;

Các hủ tục lạc hậu dần được hạn chế và xóa bỏ; Thu hút ngày càng nhiều sự tham gia, vào cuộc của nam giới trong các hoạt động tạo nên sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của nam giới, góp phần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới;

Bà có thể chia sẻ về cách Hội LHPN đã vượt qua những khó khăn khi tiếp cận và hỗ trợ chị em phụ nữ ở những vùng địa lý khó khăn? Những giải pháp hay sáng kiến gì để đảm bảo các chương trình hỗ trợ thiết thực, hiệu quả và phù hợp với đặc điểm văn hóa, điều kiện của đồng bào dân tộc thiểu số?.

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa: Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chương trình, chính sách, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào DTTS nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng, nhờ đó đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS từng bước được cải thiện.

Anh-tin-bai

Lễ phát động tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Tuy nhiên, việc tiếp cận và hỗ trợ chị em phụ nữ vùng đồng báo DTTS&MN ở Nghệ An gặp không ít khó khăn như: Giao thông đi lại khó khăn; nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn còn tồn tại, khoảng cách về giới, vấn đề việc làm, chăm sóc sức khỏe, làm mẹ an toàn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết, bạo lực gia đình…

Ngoài ra, một bộ phận phụ nữ dân tộc thiểu số lại khá phụ thuộc vào vai trò của nam giới trong gia đình vì họ không thể giao tiếp với người ngoài cộng đồng, khó có thể tiếp cận được các nguồn thông tin và giao tiếp xã hội do mù chữ và không biết tiếng phổ thông dẫn tới nhiều hệ lụy trong cuộc sống mà họ đang phải gánh chịu….

Việc triển khai hoạt động Dự án 8 đã kết nối cho hội viên hội phụ nữ DTTS&MN tham gia các mô hình thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ không chỉ giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất, thu nhập mà còn khẳng định vị trí của bản thân trong gia đình, xã hội. Đây cũng là cơ hội để thúc đẩy một cách mạnh mẽ và tạo sự chuyển biến về chất, giải quyết căn bản bất bình đẳng về giới, để người phụ nữ DTTS và miền núi có cơ hội làm chủ chính mình và tham gia thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong thời gian tới Hội LHPN tỉnh tiếp tục cụ thể hóa các chỉ tiêu, yêu cầu để phù hợp với điều kiện của địa phương, đồng thời, hướng dẫn cơ sở triển khai các mục tiêu, từng bước thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” của người dân, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xây dựng các mô hình sinh kế, môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em thông qua các hoạt động:

Anh-tin-bai

Hội nghị Sơ kết giữa kỳ triển khai Dự án 8 năm2024

Tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hoạt động tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ Hội và các ban, ngành liên quan về lồng ghép giới trong xây dựng chính sách và thực hiện mô hình hỗ trợ phụ nữ; Tập huấn triển khai các mô hình thay đổi nếp nghĩ cách làm; nâng cao năng lực cho cán bộ nữ DTTS nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng; Xây dựng các chương trình phát thanh, truyền hình, truyền thanh trên hệ thống loa phát thanh xã bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc.

- Qua những nỗ lực của Hội LHPN trong thời gian qua, bà đánh giá thế nào về sự thay đổi trong nhận thức và vị thế của phụ nữ vùng DTTS?

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa: Với những nỗ lực của các cấp Hội trong triển khai thực hiện Dự án 8 đã góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu về nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em. Các hoạt động của Dự án 8 đã và đang góp phần thay đổi cuộc sống, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ trên địa bàn, đã tác động nhận thức, thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm của phụ nữ, tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển toàn diện, từ đó đời sống của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi được cải thiện, mở ra nhiều cơ hội phát triển mới cho từng địa phương được hưởng lợi dự án.

- Từ những thành tựu đạt được, Hội LHPN sẽ có những định hướng hoặc kế hoạch dài hạn gì để tiếp tục phát huy vai trò và hỗ trợ bền vững cho phụ nữ dân tộc thiểu số trong thời gian tới?

Bà Nguyễn Thị Quỳnh Hoa: Trong thời gian tới Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cấp Hội tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung: Đẩy mạnh công tác phối hợp các đơn vị liên quan kịp thời tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong triển khai thực hiện Dự án; tăng cường kết nối, huy động các nguồn lực để triển khai thực hiện đảm đảm bảo chặt chẽ, đồng bộ và hiệu quả Dự án; Tập trung công tác tuyên truyền, thông qua Cổng thông tin điện tử, Bản tin "Phụ nữ Nghệ An" và sử dụng hiệu quả mạng xã hội Zalo, Fanpage của Hội LHPN tỉnh, phối hợp thường xuyên với các cơ quan truyền thông đại chúng và các ngành, đơn vị liên quan kịp thời cung cấp, định hướng thông tin, tuyên truyền.

Làm tốt công tác phát hiện, giới thiệu, tuyên truyền, biểu dương cách làm hay, mô hình điển hình, tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong thực hiện Chương trình. Chú trọng công tác tuyên truyền trực quan, cung cấp tài liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp...

Anh-tin-bai

Hoạt động truyền thông trên địa bàn huyện Quế Phong được triển khai bằng hình thức sân khấu hoá thu hút người dân tham gia

Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án gắn kết với thực hiện các Chương trình MTQG khác và các Đề án do Hội chủ trì, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững” có hiệu quả;

Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu của chương trình; Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng và biểu dương, tuyên truyền các mô hình, điển hình tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả trong thực tế;

Tăng cường phát triển các mô hình kinh tế; tạo cơ hội cho các hội viên, phụ nữ DTTS tham quan, học tập thực tế từ các mô hình ứng dụng CNTT vào phát triển kinh tế để phụ nữ DTTS tự tin, học hỏi vượt qua rào cản, vươn lên;

Bên cạnh đó, chú trọng các hoạt động tuyên truyền, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống và các kiến thức về bình đẳng giới, thay đổi nếp nghĩ, cách làm nhằm thay đổi định kiến giới, khuôn mẫu giới. Đặc biệt, cũng cần phát huy vai trò của nhân tố nam giới vào các hoạt động truyền thông về bình đẳng giới.

- Trân trọng cảm ơn bà!

Nguồn: baophapluat.vn 

THÔNG BÁO
VIDEO - CLIP
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1