image banner
  ĐĂNG NHẬP  
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An nêu giải pháp xây dựng Dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng
Anh-tin-bai

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Thành Cường

Sáng 6/12, Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

 Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự kỳ họp có các đồng chí: Nguyễn Đức Trung - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thông - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đại biểu HĐND tỉnh; Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND, UBND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Các đồng chí: Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Nam Đình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.

 Về nội dung này, ông Cao Tiến Trung - Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Tổ đại biểu huyện Tương Dương cho biết: Để Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh thực sự lan tỏa và trường tồn, tại Lễ kỷ niệm 10 năm được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vừa qua, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xây dựng Dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ, đầu tư xây dựng thương hiệu cho ví, giặm và thương hiệu du lịch địa phương gắn với ví, giặm.

Anh-tin-bai

Ông Cao Tiến Trung - Ủy viên Thường trực, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh, Tổ đại biểu huyện Tương Dương phát biểu chất vấn. Ảnh: Thành Cường

 “Đề nghị bà Giám đốc Sở cho biết, thời gian tới ngành có những hành động gì để triển khai chỉ đạo trên và có thể giới thiệu một vài điểm đến để du khách tìm hiểu, thưởng thức Dân ca ví, giặm”, ông phát biểu.

 Đánh giá câu hỏi này rất thời sự, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho biết, Sở tham mưu cho tỉnh nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị Dân ca ví, giặm. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành các không gian Dân ca ví, giặm như tại xã Kim Liên (Nam Đàn), Quảng trường Hồ Chí Minh (TP. Vinh).

Anh-tin-bai

Biểu diễn Dân ca ví, giặm tại xã Hưng Tân, nay là xã Thông Tân, huyện Hưng Nguyên. Ảnh: Thành Duy

 Tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, xây dựng các chiến lược truyền thông bài bản; đồng thời Sở tham mưu và Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thông qua Đề án Bảo vệ và Phát huy giá trị di sản Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

 Trong Đề án có nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy, nhất là hoàn thiện Nhà hát Dân ca ví, giặm ở số 77 đường Nguyễn Du, TP. Vinh. Sau khi hoàn thành sẽ tổ chức show “Thanh âm ví, giặm” hàng ngày ở nhà hát để phục vụ du khách.

 Đề án này cũng đặt ra nhiệm vụ xây dựng các không gian diễn xướng trên các địa bàn: TP. Vinh, biển Cửa Lò, xã Kim Liên, Bảo tàng Nghệ An.

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An Trần Thị Mỹ Hạnh trả lời chất vấn. Ảnh: Thành Cường

 “Có một giải pháp rất quan trọng mà ngành đang hướng tới là thể nghiệm sáng tạo mới” về Dân ca ví, giặm; đưa ví, giặm gần hơn với giới trẻ”, bà Trần Thị Mỹ Hạnh nói và cho biết thêm, giải pháp là tiếp tục biến ví, giặm thành một sản phẩm du lịch đặc sắc của tỉnh Nghệ An thông qua kết nối các tour, tuyến du lịch, như hình thành nên các không gian ví, giặm dọc sông Lam phục vụ du khách.

 Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ý kiến đại biểu trăn trở giải pháp không chỉ để Dân ca ví, giặm mà còn phải phát huy bản sắc con người xứ Nghệ, các di tích, danh thắng để phát triển công nghiệp văn hóa.

Anh-tin-bai

Đại biểu Lê Thị Kim Chung - Tổ đại biểu huyện Quỳnh Lưu phát biểu chất vấn. Ảnh: Thành Cường

 Về nội dung này, đại biểu Lê Thị Kim Chung - Tổ đại biểu huyện Quỳnh Lưu cho rằng, Nghệ An có nhiều di tích, danh thắng được xếp hạng. Tuy nhiên trên thực tế, người dân biết đến chưa nhiều. Các di tích chủ chủ yếu mới dừng lại tổ chức các lễ hội, kỷ niệm; còn việc phát huy chưa thực sự đúng tầm.

 Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Mỹ Hạnh khẳng định, Nghệ An là tỉnh có tiềm năng về du lịch văn hóa với 492 di tích đã được xếp hạng, trong đó có 6 di tích đặc biệt quốc gia, 145 di tích quốc gia và 341 di tích cấp tỉnh.

 Mặc dù làm được rất nhiều việc song theo lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao, thời gian qua sự phát triển kinh tế di sản, du lịch văn hóa chưa tương xứng với tiềm năng.

 “Công nghiệp văn hóa là đưa các doanh nghiệp vào để làm văn hóa và tạo ra giá trị lợi nhuận. Mặc dù có tiềm năng nhưng thị trường Nghệ An còn hạn chế, các doanh nghiệp chưa mặn mà phát triển du lịch văn hóa ở Nghệ An”, bà nêu thực trạng.

 Thời gian tới, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An cho biết: Ngành sẽ tham mưu để đưa cơ chế hợp tác công tác công tư (PPP) vào phát triển du lịch văn hóa như: Dự án Bảo tàng ánh sáng ở Quảng trường Hồ Chí Minh, các dự án tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên… ; đồng thời hoàn thành xây dựng và phát huy hiệu quả của Nhà hát Dân ca; kết nối các tour, tuyến du lịch; thực hiện các chiến lược truyền thông bài bản nhất.

 Liên quan đến nội dung này, với sự điều hành của chủ tọa, Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An Nguyễn Mạnh Cường phát biểu làm rõ thêm.

Anh-tin-bai

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An Nguyễn Mạnh Cường phát biểu giải trình. Ảnh: Thành Cường

 Ông nhìn nhận, thời gian qua một số điểm di tích, danh thắng trên địa bàn tỉnh đã hút được du khách và cho rằng, nếu có sự phối hợp tốt hơn giữa các ngành, các cấp; trùng tu tôn tạo các sản phẩm đồng bộ hơn; gắn với thực hiện tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi đầu tư vào du lịch; nâng cao nhận thức, đẩy mạnh chuyển đổi số, nguồn nhân lực để phục vụ khách du lịch thì tiềm năng này sẽ được phát huy mạnh mẽ hơn nữa.

Nguồn: Báo Nghệ An

THÔNG BÁO
VIDEO - CLIP
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1