Các đại biểu tham dự
Sự kiện có sự tham gia của nhiều vị khách quý: Bà Lê Thị
Phúc - Chuyên viên Ban Tuyên giáo, Trung ương Hội LHPN Việt Nam; Bà Nguyễn Thị
Minh Phượng - Trợ lý Truyền thông, Tổ chức Di cư Quốc tế IOM; Bà Lê Thị Thanh
Hải - Trưởng ban Tuyên giáo, Chính sách luật pháp Hội LHPN tỉnh Nghệ An; Đồng
chí Tăng Quốc Cường - Phó Trưởng Ban dân vận Huyện ủy Đô Lương; Bà Thái Thị
Hiền - Chủ tịch Hội LHPN huyện Đô Lương; Đại diện Đảng ủy, chính quyền, các ban
ngành, đoàn thể xã Đại Sơn cùng đông đảo người dân địa phương.
Tiết mục văn nghệ
Mô hình “Xã di cư an
toàn” được triển khai nhằm mục đích cung cấp thông tin, trang bị kiến thức
và kỹ năng về di cư lao động an toàn cho người dân, đặc biệt là phụ nữ, tại xã
Đại Sơn. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về các nguy cơ tiềm ẩn của di cư
không an toàn, phòng tránh nguy cơ bị mua bán người và các hình thức bóc lột
khác.
Tại buổi lễ, các đại biểu đã được nghe giới thiệu chi tiết
về mục tiêu, nội dung và các hoạt động của mô hình. Bà Lê Thị Phúc, Chuyên viên
Ban Tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam, đánh giá cao sáng kiến xây dựng mô
hình “Xã di cư an toàn” và tin tưởng
rằng mô hình sẽ góp phần quan trọng vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và
hạnh phúc cho cộng đồng khi tham gia vào các hoạt động di cư trong và ngoài
nước. Bà cũng khẳng định sự cam kết của Trung ương Hội LHPN Việt Nam trong việc
tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng các địa phương trong công tác này.
Bà Lê Thị Phúc, Chuyên viên Ban Tuyên giáo Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát biểu tại buổi lễ
Mô hình “Xã di cư an
toàn” tại xã Đại Sơn được triển khai nhằm cung cấp thông tin, trang bị kiến
thức và kỹ năng về di cư lao động an toàn cho người dân các xã dự án, góp phần
hạn chế nguy cơ mua bán người và các rủi ro khác do di cư không an toàn mang
lại cho người dân. Dựa trên Bộ tiêu chí “Xã di cư an toàn” đã được IOM và Trung
ương Hội LHPN Việt Nam thông qua, dưới sự tham vấn của các cơ quan, ban, ngành
của các xã tham gia dự án, hội LHPN huyện Đô Lương đã đưa ra quy chế thành lập
mô hình “Xã Di cư an toàn” phù hợp
với bối cảnh thực tiễn với những hoạt động sinh hoạt đa dạng nhằm chia sẻ thông
tin về di cư an toàn, các kỹ năng phòng, chống mua bán người. Từ đó, huy động
sự tham gia của đông đảo người dân và bảo đảm tính bền vững của công tác tuyên
truyền thúc đẩy di cư an toàn và phòng, chống mua bán người trên địa bàn huyện
Đô Lương.
Các ý kiến tham luận
Mô hình “Xã di cư an
toàn” tại xã Đại Sơn có 50 thành viên. Trong đó ban điều hành gồm có 5
người do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Chủ nhiệm, Chủ tịch Hội LHPN xã làm
phó Chủ nhiệm. Mọi hoạt động đều dựa trên nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với
pháp luật hiện hành; Dân chủ, bình đẳng và bảo vệ quyền lợi của người di cư,
đặc biệt là phụ nữ, trẻ em và nhóm yếu thế. Duy trì chế độ sinh hoạt 2 tháng/1
lần; khi cần thiết có thể tăng số lần sinh hoạt tùy vào điều kiện thực tế. Tại
buổi lễ ra mắt, nhiều hoạt động sôi nổi được triển khai, đại diện Công an huyện
Đô Lương đã phổ biến kiến thức di cư an toàn, kiến thức về Luật Người lao động
Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Truyền thông về di cư an toàn
thông qua hình thức sân khấu hóa và xem các vở kịch được xây dựng từ những câu
chuyện có thực về di cư trái phép.
Ban chủ nhiệm nhận nhiệm vụ
Lễ ra mắt mô hình “Xã
di cư an toàn” tại xã Đại Sơn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể
hiện sự quan tâm sâu sắc của các cấp, các ngành đối với vấn đề di cư lao động
và công tác phòng chống mua bán người. Hy vọng rằng mô hình sẽ được triển khai
hiệu quả, góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn và phát triển bền vững.
Nguyễn Lợi - Hội LHPN Huyện Đô Lương