image banner
  ĐĂNG NHẬP  
THÔNG TIN CẦN THIẾT DÀNH CHO F0 ĐIỀU TRỊ TẠI NHÀ

Khi có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid 19 F0 cần bình tĩnh, làm những việc cụ thể như sau:

1. Chuẩn bị tâm lý

 Cần có những hiểu biết đúng về tình hình hiện nay để có sự chuẩn bị tốt về tâm lý. Nếu bạn không nằm trong nhóm người nguy cơ cao gia tăng mức độ diễn biến nặng khi mắc Covid-19, thì hãy yên tâm theo dõi triệu chứng và tự điều trị Covid tại nhà.

2. Chuẩn bị những vật dụng cần thiết

- Thiết bị gồm: Máy đo nồng độ Oxy trong máu, thiết bị đo huyết áp, nhiệt kế, Bộ test nhanh kháng nguyên.

- Thuốc: Thuốc chữa các triệu chứng cơ bản, uống theo hướng dẫn sử dụng của thuốc: Sốt, đau đầu, thuốc ho, thuốc đau bụng, tiêu chảy, bù nước, bổ sung các loại vitamin như B1, B6, B12, C, D; nước muối sinh lý để súc họng; thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi (nếu bệnh nhân có bệnh nền chuẩn bị các loại thuốc thường hay dùng). Các loại thuốc kháng viêm, kháng viruts, chống đông cần có sự kê đơn và tư vấn của Bác sỹ.

- Tại nhà cần chuẩn bị: Phòng cách ly riêng; khẩu trang y tế và tấm che giọt bắn; dung dịch sát khuẩn và khử khuẩn; thùng rác; bao đựng rác thải của người bệnh phải được buộc chặt trước khi bỏ đi; đồ dùng cá nhân sử dụng riêng.

- Thực phẩm: Thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh như: nước, ngũ cốc (gạo, khoai, bánh mỳ…), rau củ quả, thịt, thủy sản, đậu; sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa; gia  vị: đường, muỗi, chanh, gừng, sả, mật ong…

3. Tìm hiểu quy trình cách ly và sinh hoạt tại nhà

* Nhà/phòng nơi cách ly

 Phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng (nếu không có nhà vệ sinh riêng thì người bệnh luôn là người dùng nhà vệ sinh sau cùng, khi sử dụng xong đeo khẩu trang và vệ sinh các bề mặt cẩn thận để tránh các giọt bắn còn bám vào các bề mặt). Khẩu trang, tấm che giọt bắn; thuốc, thiết bị đo SPO2, nhiệt kế, có xà phòng rửa tay, nước sạch, dung dịch sát khuẩn tay. Trong phòng cách ly có thùng đựng chất thải có nắp đậy.

* Đối với người chăm sóc

- Không mang đồ dùng, vật dụng của người cách ly ra khỏi nhà. Nếu có tiếp tế đồ cho người bệnh thì đặt bàn trước cửa phòng cách ly, mang khẩu trang, đeo tấm che giọt bắn khi tiếp tế, luôn giữ khoảng cách 2 m với f0, đồ cá nhân của f0 phải được vệ sinh riêng.

- Tự theo dõi sức khỏe. Khi có dấu hiệu nghi ngờ như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế.

* Đối với người bệnh

- Hạn chế ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, tự đo thân nhiệt, theo dõi sức khỏe cá nhân. Không dùng chung các đồ dùng, vật dụng cá nhân, chải đánh răng, khăn mặt với người khác.

- Phải được lấy mẫu xét nghiệm Covid -19 ít nhất 3 lần vào ngày thứ nhất, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi bắt đầu cách ly.

4. Khử khuẩn

* Vệ sinh khử khuẩn môi trường

- Khử khuẩn tối thiểu 2 lần/ ngày tại các vị trí: sàn nhà, khu vệ sinh và bề mặt thường xuyên tiếp xúc như bàn, ghế, thành giường, tủ quần áo, tủ lạnh, tay nắm cửa, bồn cầu, vòi nước… Phải làm sạch bề mặt, đồ dùng, vật dụng trước khi tiến hành khử khuẩn. Dung dịch làm sạch và khử trùng bằng chất tẩy rửa thông thường và cồn 70 độ.

* Khử khuẩn quần áo, đồ dùng của người cách ly

- Giặt riêng quần áo của người cách ly. Tốt nhất giặt ngay trong phòng cách ly và phơi khô tự nhiên hoặc sấy. Trước khi giặt phải ngâm đồ vải với xã phòng tối thiểu 20 phút.

* Quản lý chất thải từ phòng cách ly

- Phân loại: chất thải là khẩu trang, khăn, giấy lau mũi miệng phát sinh từ phòng cách ly tại nhà, nơi lưu trú phải được bỏ vào túi đựng chất thải, sau đó xịt cồn 70 độ để khử trùng và buộc chặt miệng túi. Bên ngoài túi có dán nhãn “Chất thải có nguy cơ chứa Sars -Covid -2”

5. Dinh dưỡng

Cố gắng (ăn bất kể đồ ăn gì, miễn sạch) để tránh hạ đường huyết dù không ngon miệng hay đang thở Oxy. Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng và uống nhiều nước có thể cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể và giúp cơ thể không bị thiếu nước, các món cháo, xúp; nước gừng, chanh, sả, mật ong, các món ăn từ cá; các thực phẩm giàu vitamin A (trái cây chín màu vàng, cam, đu đủ, gan); Giàu vitamin C (cam, bưởi, các loại rau xanh lá); Giàu vitamin D (gan cá, trứng gà hoặc ngũ cốc có bổ sung Vitamin D); Giàu Vitamin E (hạnh nhân, hướng dương, hạt bí…); Giàu kẽm (thịt, hải sản); các loại gia vị có tính kháng khuẩn như tỏi, gừng, hành, các loại sữa như sữa bột, sữa tươi, sữa chua…

6. Chăm sóc sức khỏe tinh thần

Rối loạn lo âu và sự hoảng loạn có thể làm mạch nhanh, hồi hộp, khó thở, chóng mặt. Giải pháp để giảm bớt lo âu đó là giữ tinh thần thoải mái để điều trị, bình tĩnh và suy nghĩ tích cực, cố gắng tìm động lực để làm những việc mình thích: đọc sách, nghe nhạc, xem phim hài, vận động vừa sức.

Những hiểu biết cơ bản về Covid -19 giúp ổn định tinh thần để bình tĩnh lên kế hoạch đón nhận nó và tìm người hỗ trợ  luôn giữ tinh thần lạc quan, dinh dưỡng đầy đủ, sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân viên y tế đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị của bệnh nhân.

                                                                                                                                                                                                                                        Mai Hương

THÔNG BÁO
VIDEO - CLIP
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1