image banner
  ĐĂNG NHẬP  
Hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội nhằm nâng cao vai trò, vị thế của người phụ nữ

Những năm qua, các cấp Hội trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã chủ động, tích cực phối hợp với các ban, ngành triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Tuyên truyền, vận động và hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017-2027”(Đề án 938) góp phần không nhỏ giúp hội viên, phụ nữ trong tỉnh nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành vi từng bước khẳng định vị thế của phụ nữ trong gia đình, xã hội.

Với quan điểm lấy phụ nữ làm trung tâm, vừa là chủ thể hành động, vừa là đối tượng thụ hưởng, đảm bảo giải quyết được một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ, các cấp Hội phụ nữ trong toàn tỉnh tập trung hỗ trợ phụ nữ nâng cao kiến thức, chuyển đổi hành vi, phát huy vai trò chủ động của phụ nữ tham gia giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ. Với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, qua hơn 5 năm triển khai thực hiện các cấp Hội đã in và phát hành được 18.960 cuốn tài liệu, đã phát 35.050 tờ rơi về: “Luật Hôn nhân gia đình”, “Hỏi đáp về giới và bình đẳng giới, Luật PCBLGĐ”, “Tuyên truyền giáo dục đạo đức, truyền thống tốt đẹp trong gia đình”, “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”, “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa ứng xử tốt đẹp trong gia đình“… Đã in 3.650 đĩa DVD các tiểu phẩm sân khấu hóa các nội dung về các chuyên đề của đề án. Hội LHPN tỉnh phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An xây dựng chuyên trang "Phụ nữ Nghệ An” hàng quý, nhiều phóng sự được xây dựng tạo được dấu ấn và sự lan tỏa trong cộng đồng về vai trò của phụ nữ như phóng sự: “nâng cao hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật”; “Phụ nữ Nghệ An với phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Phụ nữ với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm”, “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc”... toàn tỉnh đã có 520 phóng sự, trên 2.338 tin, bài tuyên bài tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới gắn với phong trào phụ nữ và hoạt động Hội; các mô hình, gương điển hình tập thể, cá nhân phụ nữ tiêu biểu trong cộng đồng.

Bám chủ đề hoạt động hàng năm, các cấp Hội đã có nhiều cách làm sáng tạo, thiết thực nhằm tham gia giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em ngay chính tại địa phương như: tổ chức giao lưu tìm hiểu về chủ đề năm, hội thi, hội thảo, tổ chức truyền thông, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, các buổi đối thoại chính sách về một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em, nổi bật như: tổ chức lễ phát động, truyền thông chủ đề "An toàn cho phụ nữ và trẻ em" gắn với trưng bày "Sản phẩm an toàn" và triển lãm tranh với chủ đề "Vì một cuộc sống an toàn"; Lễ phát động phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và phòng chống xâm hại trẻ em tại Trường THPT; tổ chức các hoạt động “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người”, “90 hành động thiết thực cho phụ nữ và trẻ em”, tổ chức “Phiên chợ truyền thông” để tuyên truyền các vấn đề về ATTP cho người dân...

 

Anh-tin-bai

Hội LHPN Nghệ An nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam tại Hội nghị sơ kết 05 năm Đề án 938. Ảnh. TH

Từ các hoạt động của Đề án Hội LHPN nữ tỉnh đã tập trung xây dựng mô hình mô hình điểm: Mô hình “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng”, “Hỗ trợ cộng đồng phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống  tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”, “Góc tư vấn hôn nhân và gia đình”, “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”…Từ các mô hình điểm của tỉnh các huyện, thành thị đã chỉ đạo nhân rộng được 855 mô hình phù hợp với điều kiện và nhu cầu thực tế của hội viên phụ nữ thông qua đó tạo điều kiện, cơ hội cho hội viên phụ nữ mạnh dạn, chủ động hơn, sẵn sàng lên tiếng, nắm được cách thức để bảo vệ bản thân giải quyết các vấn đề xã hội liên quan trong cuộc sống hằng ngày. Điển hình mô hình “Làng quê an toàn, thân thiện cho phụ nữ và trẻ em”, đội phản ứng nhanh “Hỗ trợ PN, TE bị bạo lực, xâm hại”, “Mái ấm gia đình an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, ”Phòng chống xâm hại tình dục trẻ em”; “Biến rác thành khu vui chơi giải trí cho trẻ em và thời trang từ phế liệu”, mô hình “18+1” (18 chị giúp 1 chị thoát nghèo), mô hình “Đảm nhận mô hình con nuôi”; “Biến rác thành thẻ BHYT, con giống, thùng rác văn minh"... tiêu biểu có các đơn vị: Hoàng Mai, Nghi Lộc, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn, Quỳ Hợp, TP Vinh, Quế Phong, Con Cuông...

Đặc biệt, từ đầu năm 2022, các cấp Hội tập trung triển khai thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” hỗ trợ, chăm sóc trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đến nay, qua khảo sát trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 11.961 trẻ em mồ côi trong đó có 6.745 trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mô côi do covid 19 trẻ. Thông qua các hoạt động quyên góp, vận động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, xây dựng các mô hình "Thu gom phế liệu gây quỹ", "Rửa xe gây quỹ", "Bán hoa gây quỹ", “hũ gạo tiết kiệm” “nuôi ln tiết kiệm”, quyên góp gạo... để hỗ trợ trẻ em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong cuộc sống. Kết quả đến 24/10/2022 toàn tỉnh đã kết nối nhận mẹ đỡ đầu 1.115 trẻ mồ côi với tổng số tiền vận động từ thực hiện ở địa phương là trên 13,830 tỷ đồng.

 

Anh-tin-bai

Các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBMTTQ, Hội LHPN tỉnh Nghệ An trao quà cho các cháu mồ côi tại Chương trình "Mẹ đỡ đâu - Kết nối yêu thương" do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào tháng 9/2022. Ảnh. CTV

Có thể nói, sau hơn 5 năm thực hiện đề án đã mang lại hiệu quả bước đầu góp phần nâng cao nhận thức, mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên và cộng đồng. Từ đó, phát huy tính chủ động của phụ nữ trong tham gia giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ, góp phần giảm thiểu những tác động tiêu cực, nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Đề án 938, Hội LHPN tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn do một số đơn vị chưa có bố trí kinh phí triển khai thực hiện Đề án, chủ yếu là lồng ghép với các hoạt động chuyên môn của Hội; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm; tình trạng bạo lực gia đình, xâm hại tình dục đối với trẻ em gái; đuối nước; tình trạng thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, phụ nữ sinh con thứ 3 trở lên; hoạt động tín dụng đen... vẫn còn xảy ra ở một số địa phương làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em.

Trong thời gian tới, các cấp Hội tiếp tục phát huy vai trò tham mưu, chủ động lồng ghép, vận động nguồn lực, huy động sự tham gia của các cấp, ngành trong triển khai các hoạt động của đề án; quan tâm tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hội thảo, diễn đàn, tập huấn, sinh hoạt chi, tổ, câu lạc bộ... nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ về giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật; các kiến thức về giáo dục làm cha mẹ; cách chăm sóc giáo dục con cái; giá trị truyền thống tốt đẹp trong gia đình, các kiến thức tổ chức cuộc sống trong gia đình....; đẩy mạnh việc huy động được sự tham gia tích cực, tăng dần về số lượng của nam giới, các ông bố vào các hoạt động do Hội tổ chức để góp phần đạt mục tiêu đề ra; thường xuyên theo dõi, nắm bắt, phát hiện, phản ánh với các cơ quan chức năng về các vụ việc xâm hại, bạo lực phụ nữ và trẻ em; kịp thời lên tiếng, phối hợp tham gia giải quyết trường hợp phụ nữ, trẻ em bị xâm hại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ và trẻ em. Chú trọng can thiệp sớm ở cơ sở ngay khi phát hiện vụ việc. Quan tâm phát hiện, xây dựng điển hình tốt, cách làm hiệu quả nhằm hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết các vn đề xã hội có liên quan đến phụ nữ để truyền thông, nhân rộng./.

                                                                                                  Thanh Hải

THÔNG BÁO
VIDEO - CLIP
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1